[Vietnamese below]

Through the lens of Victor Burrill’s challenging upbringing, we gain insights into the complex interplay of cultural dislocation and generational trauma. It is within this crucible that Victor’s No Excuses Mindset was forged, a mindset that propelled him from a turbulent childhood to a position of leadership and influence.

 “What doesn’t kill you makes you stronger.”

It’s one of those old adages that has been used so often that it has become a slogan. A motivator used to pepper posters, t-shirts and even pop songs. Yet, its origins come from the deeper philosophies of Friedrich Nietzsche, who believed that one should take suffering as an opportunity to build strength.

In 2019, scientists at Northwestern University’s Kellogg School of Management discovered a causal link between failure and success by showing that people who have difficulties early in their careers or lives and then stick it out will be more successful in the long term. Winston Churchill, Benjamin Franklin, Beethoven, Oprah and Elon Musk are all leaders whose names have been engraved in human history. Yet, beyond their obvious fame and success, what they have in common is this endurance. An innate ability to overcome the hardships of their early lives and to keep going without making excuses.

“In a Business Executive Network meeting about three years ago, we asked a group of members what they look for in employees,” says Victor Burrill, Founder and Chief Connecting Officer of the Business Executive Network. “Talent wasn’t it, high marks wasn’t it. It was the ability to pick yourself up when things get really tough.”

When meeting Victor for the first time, the overarching impression is of a man who is both professional and an outgoing talker, fond of puckish jokes and a bit of self-deprecating humor. Yet, behind this joviality is someone who knows exactly what “tough” feels like. Victor believes that this grit has been both a blessing and a curse in his journey from a tumultuous family history to becoming a strong and empathetic leader today.

An Uneasy Upbringing

Victor’s mother was born in war-torn Vietnam in 1942. Orphaned at seven years old when both of her parents and younger sister were killed, she endured a harsh childhood with her grandmother. As soon as she was old enough, she left home to work in Saigon, where she met and married a British electrical engineer named Allen Burrill, Victor’s father.

Victor was born in 1968, just as the ‘Tet Offensive’ was launched, with thousands of casualties on both sides. Fearing for their safety and that of their infant son after hearing the haunting news of more family members being killed in the war, the young family decided to escape to England. At that point, they didn’t realize the violence would follow them, like an inescapable virus.

In the idyllic setting of Holberrow Green, Worcestershire, Victor’s parents built their dream home, Windmill Bungalow. However, the scars of war manifested in his mother’s struggles with anger and emotional instability, which often turned against her young son. Allen tried to protect Victor, but when he died at the age of 41 from a heart attack, the abuse escalated. From the time he was five until he left home, Victor endured intense punishments such as being beaten with a bamboo cane, psychological abuse, and erratic behavior that added to an intense feeling of loneliness.

“I think what compounded the situation was that she and I were alone,” Victor recalls. “We didn’t have any family close to us. We were very isolated, apart from just a few distant relatives and family friends. And so I think that impacted me because I thought that I had done things that were wrong. I blamed myself, but later in life I realized that actually I behaved like any other child would have done at that age.”

At the age of 14, Victor began to rebel, pushing back against his mother with extreme measures. Including being arrested and convicted as a juvenile for burglary and blackmail. These convictions, which might have seemed like the end of the road at the time, actually gave Victor a new start. He was taken out of his mother’s care and put into a children’s home.

“My mother told me that being taken away was to punish me. But, I now realize it was because my mother didn’t have the capacity to take care of me. Even though I did love my mother, I was also glad to be in an environment where I wasn’t judged, treated harshly, or beaten.”

Drawing inspiration from Angela Duckworth’s TED Talk on grit, when Victor speaks about his life, he emphasizes the significance of perseverance. Grit, as defined by Duckworth, is a combination of passion and perseverance for long-term goals. “I would describe myself as tenacious,” he says. “I sort of knuckled down at 19, and I got on a pretty straight path. A slow and windy one, but a path. This is how I was able to create a certain amount of success in my life.”

This tenacity was the driving force that took him through university and eventually to complete his MBA. He headed up several companies in the UK before meeting his wife and becoming the father of two boys. After a trip to Ho Chi Minh City in 2004, the family decided to take the opposite journey to the one Victor and his parents had taken thirty-six years earlier. They moved from England to Vietnam, where Victor eventually became a corporate coach and consultant, as well as the Founder of the Business Executive Network. This move, which might seem surprising considering his family history, was one of renewal – a new start from traumatic beginnings.

Leadership Style: Balancing Empathy and a Demand for Results

As a leader, the grit Victor needed to find success despite his rough beginnings also pushed him to put high demands on himself and others. Victor admits losing some staff members due to his demanding nature but maintains that those who stay share his commitment to excellence.

In Vietnam’s business community, he is known for his no-nonsense, results- oriented approach. However, beneath the surface lies a leader deeply invested in the well-being of his team, community, and customers. This blend of toughness and empathy is the hallmark of his leadership style. But to get there, he had to do the work to make sure family patterns didn’t continue in his behavior.

“I’m a lot better than I was, but there’s still room for growth,” he says. “I never realized I needed counseling when I was younger, but even before I was a senior manager, I realized that my direct, and sometimes fiery, approach to business was having a negative impact on people. It was a tough journey with me sometimes. Now I’m very conscious of the impact that I have on others, and if I do occasionally get upset, I’m far quicker to put that right and apologize. I’ve learned that giving people a chance and being patient is crucial, especially when I work with entry-level staff.”

For leaders who have gone through similar trauma, his advice is trifold. He recommends seeing a psychologist or a mental health expert to identify the cause of the pain; help release that pain; and avoid situations where that pain is provoked.

“Let people know how to treat you so that your pain doesn’t impact them,” he says. “For example, I let people know not to make excuses with me. Let me know in advance if you have bad news, the earlier, the better.” He pauses and laughs, then says with his signature wry sense of humor – “Don’t surprise me, even on my birthday.”

Victor firmly embraces the “No Excuses” philosophy and extends it to his team and vendors, but there is no one he’s tougher on than himself. He emphasizes that if he encounters something he finds challenging, he openly acknowledges it. Reflecting on his past, he admits to being more impulsive, making commitments that often exceeded the expected emotional, time, or financial investment. Regardless of the difficulties, he consistently saw projects through to completion. With the wisdom of experience, he now approaches commitments more cautiously. Each undertaking is carefully evaluated, ensuring sufficient resources and time are allocated, eliminating any room for excuses should challenges arise.

A Complicated Closure

Victor’s mother came to visit once or twice a year for the first twelve years they lived in Vietnam, but her mental state continued to cause problems. If this were a Hollywood script tied up with a happy ending, there would have been some ultimate closure and an acknowledgment of the physical and emotional damage she’d afflicted. But unfortunately, life isn’t always like a movie. The relationship remained strenuous even after his mother’s death, when Victor was left to fight for his inheritance because she’d left him—her only child—out of her will. After she passed away, Victor learned from a psychologist that she had likely suffered from a mental disorder, including paranoia, due to post-traumatic stress.

When it comes to forgiveness, Victor responds: “I think it’s okay to forgive, but it’s also okay to avoid situations that hurt us. I have closure here, but I’m also glad that my mother no longer harms me. Maybe this will be helpful to people who are much younger than me to pick this up nice and early. I don’t know anyone who has regretted seeking counseling. It’s important to recognize the need for self-improvement, especially if you’re a leader because effective leadership requires not only the ability to understand others, but also a commitment to understanding oneself.”


Thực hiện bởi Molly Headley

Qua câu chuyện về tuổi thơ đầy gian truân của Victor Burrill, chúng ta có thể hiểu rõ hơn những hệ quả khôn lường xuất phát từ tổn thương thế hệ và đứt gãy văn hóa. Nhưng cũng nhờ có khoảng thời gian đầy xáo trộn ấy mà Victor đã tôi luyện được tư duy không viện cớ – chính là tư duy đã đưa anh từ một tuổi thơ nhiều sóng gió vươn lên trở thành một nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng cao.

“Điều gì không giết được ta sẽ khiến ta mạnh mẽ hơn” – đó là một trong những câu châm ngôn được sử dụng nhiều đến mức ta có thể dễ dàng nhìn thấy chúng trên vô vàn những tấm áp phích, áo phông và thậm chí cả trong các bài nhạc pop. Câu châm ngôn xuất phát từ những triết lý sâu xa của triết gia Friedrich Nietzsche, rằng chúng ta nên coi nỗi đau là một cơ hội để bồi đắp sức mạnh.ssx

Năm 2019, các nhà khoa học tại Trường Quản lý Kellogg, Đại học Northwestern (Mỹ) đã phát hiện ra mối liên hệ nhân quả giữa thất bại với thành công, rằng những người gặp phải khó khăn từ sớm trong sự nghiệp hoặc cuộc sống, sau đó kiên trì vượt qua thì sẽ thành công hơn về lâu dài. Winston Churchill, Benjamin Franklin, Beethoven, Oprah, Elon Musk,… đều là những nhà lãnh đạo đã khắc sâu tên mình vào lịch sử nhân loại. Ngoài danh tiếng và thành công vang dội, ở họ còn có điểm chung là sự nhẫn nại, nghị lực để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống ban đầu và tiếp tục bước đi mà không bào chữa, đổ lỗi.

“Khoảng ba năm trước, trong một cuộc họp mặt của mạng lưới doanh nhân Business Executive Network (BEN), chúng tôi đã hỏi một nhóm thành viên rằng điều mà họ mong đợi ở nhân viên có phải là tài năng hay là điểm số cao không. Câu trả lời mà chúng tôi nhận được đó là khả năng tự vực dậy khi thực sự khó khăn” – Victor Burrill, nhà sáng lập kiêm Giám đốc Kết nối của mạng lưới Business Executive Network kể lại.

Ấn tượng chung của tôi khi lần đầu gặp Victor thì đó là một người trò chuyện vừa chuyên nghiệp vừa cởi mở, thích những câu đùa tinh quái và có chút tự giễu. Tuy nhiên, đằng sau sự vui tính lại là một người vô cùng hiểu thế nào là khó khăn lẫn thế nào là can trường. Victor tin rằng sự gan lì vừa là một điều may mắn vừa là một lời nguyền cho anh trong hành trình đi từ một gia đình đầy biến cố đến chỗ trở thành một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và thấu hiểu như ngày nay.

Một tuổi thơ không êm đềm

Mẹ của Victor, bà Lily, là người Việt, sinh năm 1942 – khi mảnh đất Việt Nam đang bị chiến tranh tàn phá.Bảy tuổi đã mồ côi,cha mẹ và em gái đều bị giết hại, bà phải trải qua tuổi thơ khốn khó cùng bà ngoại. Ngay khi vừa đủ lớn, bà rời quê vào Sài Gòn làm việc, rồi tại đây bà gặp và kết hôn với một kỹ sư điện người Anh tên là Allen Burrill, cha của Victor.

Victor sinh năm 1968, đúng vào thời điểm diễn ra chiến dịch “Tết Mậu Thân”, sự kiện đã dẫn đến hàng nghìn thương vong ở cả hai phía. Bởi cứ liên tục nhận tin về việc mất thêm nhiều người thân vì cuộc chiến và lo sợ cho an nguy của bản thân cùng đứa con trai mới sinh, gia đình trẻ quyết định chạy thoát sang Anh. Vào thời điểm đó, họ không nhận ra được bản thân họ đã bị sang chấn tâm lý.

Tại vùng quê bình dị Holberrow Green, Worcestershire, hai ông bà Lily và Allen đã xây nên tổ ấm mơ ước cho riêng mình. Nhưng rồi chấn thương tâm lý sau chiến tranh bắt đầu phát ra, khiến bà Lily nhiều phen phải vật lộn với những cơn tức giận và bất ổn cảm xúc thường nhắm vào cậu con trai nhỏ. Allen cố gắng bảo vệ Victor, nhưng kể từ khi ông qua đời ở tuổi 41 vì đau tim, sự hành hạ của bà đối với Victor ngày càng nặng nề. Victor đã phải chịu những hình phạt khắc nghiệt như bị đánh bằng roi tre, bị ngược đãi tâm lý và chịu đựng những hành vi bất thường khác của mẹ. Ngày qua ngày, Victor lại càng cảm thấy cô đơn đến tột cùng.

“Tôi nghĩ vì chỉ có tôi với mẹ sống cùng nhau nên tình hình mới như vậy. Chúng tôi không có bất cứ người thân nào ở gần cả. Chúng tôi chỉ có vài người họ hàng xa và bạn bè, sống cũng xa nhau. Cuộc sống chỉ có mẹ và tôi khiến tôi nghĩ rằng mình đã làm ra những điều sai trái. Tôi đổ lỗi cho mình, nhưng sau này mới nhận ra rằng thực chất mình cũng chỉ cư xử như bất kỳ đứa trẻ nào khác cùng độ tuổi.”

Năm 14 tuổi, Victor bắt đầu nổi loạn, trả đũa mẹ bằng những hành động cực đoan, bao gồm cả việc phạm tội trộm cắp và tống tiền ở tuổi vị thành niên, bị cảnh sát bắt và kết án. Những bản án giáng xuống đầu, tưởng chừng như là ngõ cụt với tương lai của Victor, nhưng rốt cuộc đã mang đến cho anh một khởi đầu mới. Anh được tách khỏi mẹ và đưa vào nhà giáo dưỡng.

“Mẹ nói việc cảnh sát bắt tôi đi là để trừng phạt tôi. Nhưng bây giờ tôi nhận ra đó là vì mẹ không đủ khả năng để chăm sóc tôi. Dù yêu mẹ nhưng tôi cũng vui vì được sống trong môi trường không còn bị phán xét, đối xử khắc nghiệt hay đánh đập.”

Lấy cảm hứng từ bài thuyết trình TED Talk của giáo sư tâm lý học Angela Duckworth về sự bền bỉ, khi nói về cuộc đời mình, Victor cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự bền chí. Sự bền bỉ, theo định nghĩa của Duckworth, là sự kết hợp giữa niềm đam mê với ý chí kiên cường dành cho các mục tiêu dài hạn. “Tôi tự mô tả mình là người lì lợm,” Victor nói. “Tôi đã muốn gục ngã ở tuổi 19, nhưng rồi đã tìm thấy và bước trên một con đường thẳng cho riêng mình. Dù chông gai nhưng vẫn là một con đường để đi. Gan lì bước đi là cách tôi đạt được một số thành công nhất định trong đời mình.”

Sự gan lì ấy là động lực giúp Victor học hết đại học và hoàn thành bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA). Anh làm việc trong vị trí lãnh đạo cho nhiều công ty ở Vương quốc Anh trước khi gặp vợ và trở thành cha của hai cậu con trai. Sau chuyến đi đến Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004, cả gia đình quyết định thực hiện một chuyến hành trình ngược lại với hành trình mà Victor và cha mẹ đã trải qua hồi 36 năm trước: chuyển từ Anh về Việt Nam. Tại đây Victor đã trở thành nhà huấn luyện và tư vấn doanh nghiệp, đồng thời sáng lập mạng lưới doanh nhân Business Executive Network. Nước đi này, dẫu có vẻ lạ nếu xét đến quá khứ gia đình anh, nhưng có thể xem là một trong những sự đổi mới – một khởi đầu mới sau xuất phát điểm đau thương.

Phong cách lãnh đạo: Cân bằng giữa đồng cảm với yêu cầu kết quả

Nhờ tính cách bền bỉ, gan lì nên Victor vẫn có thể chạm đến thành công bất chấp khởi đầu khó khăn, nhưng đồng thời nó cũng khiến anh luôn đặt yêu cầu cao với bản thân và tất cả mọi người. Victor thừa nhận bởi tính khắt khe nên đã đánh mất một số nhân viên, may mắn là vẫn còn giữ được bên mình những người có chung cam kết hướng đến sự xuất sắc.

Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, anh nổi tiếng với cách tiếp cận rất thẳng thắn và tập trung vào kết quả. Tuy nhiên, ẩn sau đó là một người lãnh đạo quan tâm sâu sắc đến hạnh phúc của đội ngũ, của cộng đồng và khách hàng. Sự kết hợp giữa tính cứng rắn với sự đồng cảm là đặc điểm nổi bật trong phong cách lãnh đạo của anh. Để được như thế, anh phải nỗ lực để đảm bảo rằng tổn thương từ quá khứ không tiếp tục ảnh hưởng đến hành vi của bản thân.

“Tôi đã tiến bộ rất nhiều, nhưng vẫn còn có thể tiến bộ thêm,” anh nói. “Khi còn trẻ, tôi chưa từng biết rằng mình cần được tư vấn, nhưng ngay cả trước khi trở thành quản lý cấp cao, tôi đã nhận ra cách tiếp cận trực diện và đôi khi nảy lửa của mình có tác động tiêu cực đến người khác. Đôi khi việc đó cũng khó khăn lắm. Giờ thì tôi rất ý thức về tác động của mình đến người khác và nếu thỉnh thoảng cảm thấy khó chịu, tôi sẽ nhanh chóng chỉnh đốn và xin lỗi. Tôi đã hiểu ra được rằng việc kiên nhẫn và trao cơ hội cho mọi người rất quan trọng, nhất là khi làm việc với nhân viên cấp thấp.”

Đối với những nhà lãnh đạo cũng từng trải qua tổn thương tương tự, lời khuyên của anh gồm ba điều: đến gặp bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần để xác định nguyên nhân gây ra nỗi đau; giải tỏa nỗi đau; và tránh những tình huống kích động nỗi đau đó.

“Hãy cho mọi người biết cách đối xử với bạn để nỗi đau của bạn không ảnh hưởng đến họ. Ví dụ, tôi cho mọi người biết là đừng bào chữa, đừng viện cớ với tôi. Nếu có tin gì xấu, hãy cho tôi biết trước, càng sớm càng tốt.” Anh cười rồi nói dí dỏm, “Đừng làm tôi ngạc nhiên, kể cả trong ngày sinh nhật của tôi.”

Victor tuân thủ rất nghiêm tư duy “không viện cớ”, đồng thời cũng áp dụng tư duy này cho đội ngũ cũng như cho đối tác. Anh nhấn mạnh rằng nếu gặp phải trục trặc gì, anh sẽ công khai thừa nhận điều đó, không đổ lỗi. Ví dụ như, anh thừa nhận mình đã bốc đồng, đã đưa ra những cam kết thường vượt quá mức đầu tư đáng lý về mặt cảm xúc, thời gian hoặc tài chính. Bất chấp khó khăn, anh luôn kiên trì theo các dự án cho đến khi hoàn thành. Rồi với kinh nghiệm rút ra từ những trầy trật trước đây, anh giờ đây sẽ đặt ra cũng như tuân thủ các cam kết một cách thận trọng hơn. Mỗi cam kết đều được đánh giá cẩn thận, đảm bảo phân bổ đủ nguồn lực và thời gian, đương đầu mọi thách thức phát sinh mà không viện cớ, đổ lỗi.

Một cái kết chưa trọn vẹn

Trong 12 năm đầu gia đình anh sống ở Việt Nam, mỗi năm mẹ của Victor đều đến thăm một hoặc hai lần, nhưng lần nào tinh thần của bà cũng gây ra vài chuyện rắc rối. Nếu là một kịch bản Hollywood có hậu, cái kết cuối cùng thường sẽ là sự thừa nhận những tổn thương về thể chất và tinh thần mà bà đã gây ra cho con trai. Nhưng tiếc thay, đời không phải lúc nào cũng giống như phim. Mối quan hệ mẹ con vẫn căng thẳng bởi ngay cả sau khi bà qua đời, Victor phải đấu tranh giành quyền thừa kế vì bà đã cố tình gạt bỏ anh – đứa con duy nhất của mình khỏi di chúc. Sau khi bà Lily qua đời, Victor được biết từ một nhà tâm lý rằng bà có thể đã mắc chứng rối loạn tâm thần, bao gồm cả chứng hoang tưởng do căng thẳng hậu sang chấn.

Về chuyện tha thứ, Victor trả lời: “Tôi nghĩ tha thứ cũng được, nhưng cố gắng tránh những tình huống khiến chúng ta tổn thương cũng là điều nên làm. Tôi mừng vì mẹ không còn làm tổn thương mình nữa. Có lẽ với những người trẻ tuổi hơn tôi nhiều, sẽ tốt hơn nếu họ có thể nhận ra điều này sớm. Tôi chưa thấy ai hối hận vì đi tham vấn cả. Điều quan trọng là phải nhận ra nhu cầu tự hoàn thiện bản thân, đặc biệt nếu đang trong vị trí lãnh đạo, bởi vì khả năng lãnh đạo hiệu quả không chỉ đòi hỏi khả năng hiểu người mà còn là sự cam kết hiểu rõ chính mình.”

Never miss an update about our events and articles
Tim Burrill
Membership Manager & Executive Assistant
If you would like to learn more about our events and membership, or have other questions, don’t hesitate to reach out to me.