[Vietnamese below]

With decades of design experience spanning the world, Andrew Currie’s firm pioneers new ways of thinking about office and education spaces in Vietnam. He took the time to sit down with [C] Vietnam to discuss O2D’s holistic design approach and the future of sustainability and creativity in Vietnam.

How have you seen client demands for design evolve?

Historically, we work on corporate offices. I wanted to set up a firm that was Asia-based and took the design process from research to delivery. After about six months in Vietnam, I was approached by Unilever to develop a national strategy for their expansion in Vietnam from a workplace perspective, and then ultimately to work with them on the design of their corporate headquarters building and all of the change management that went with that.

The market for modern architecture back then wasn’t really developed. We did specific projects for developers, but they were normally more international.

Then, about 10 years ago, we started to see the market change, and clients wanting (or needing) to innovate. When we started, a 200 square-meter office was kind of normal, but as Vietnam opened up, 200 became 500, and 500 became 1,000. As that market expanded, education was traveling down the same trajectory of looking at how learning can be more team-based and how to get people out of the 7×7 classroom learning process.

We started doing more strategic work with RMIT, Cognita, ISHCMC, AIS, and others about how space can support the future of education. Much of our work shifted to education. Many of the same moves we were researching before I came to Vietnam were now being applied to learning. It was a natural transition to take that expertise to the learning space.

The big change in Vietnam over time has been the increasing size of projects. Once the size gets to a critical mass, you can look at much more innovative spaces.

Your website mentions O2D’s ‘holistic approach’ – what does that look like in practice?

We shape the way we work and the services we provide around understanding design as a holistic experience. It extends from your experience of seeing a building

from the outside down to—let’s say [we’re designing] a restaurant-the experience of eating the meal in the restaurant. Design influences every part of that experience.

When we look at any project, we look at that holistic experience and try to understand where we can engage with or curate that experience. We involve ourselves from the briefing, front-end research, understanding or helping the client understand what they want or need, through to the day they move in and even after that – going in to evaluate how it’s all gone or if there’s anything that needs to be evolved for another stage.

Where do you see sustainable design in Vietnam going?

In the early days, we were very active in the market and trying to educate on sustainability, and now it feels like everybody got on the bandwagon. Every talk I go to now is about sustainability, so it’s a bit of an overload.

At the end of the day, it’s still much more difficult to produce a sustainable solution in Vietnam than is the norm in countries where sustainable solutions are regulated by construction standards, etc.

In Australia or Singapore, the building standards have been adopting sustainable standards over the last 10 years, so if you comply with your building code, you’re already a long way towards a sustainable solution.

Vietnam still has a huge gap, and there isn’t government support to give a foundation, even on construction standards. It’s moving in the right direction, but it needs a boost from regulations or something to push it over the line. Right now, it’s left to firms like us and others that are pushing the agenda, and it becomes very expensive for clients to do it because you need so many people involved to get it across the line. If it was more regulated, it would be far less of an added or optional cost for clients.

Has your design philosophy changed over time?

I’d say in terms of the principles and the philosophies, not really. I came here with a background of growing up in Asia, Singapore specifically, and I’ve worked in Indonesia, the Philippines and elsewhere, so I’ve always sort of been involved in environments that are undergoing a lot of change. And that gave me personal motivation to understand that design can have a big impact. Designers like myself and our firm can lead the way in markets that perhaps don’t have that sort of experience that we were able to gather by working in different environments. So there are underlying beliefs that design is about positive change, and as a designer that responsibility hasn’t changed.


The Vietnam market today is very different. While the younger generation may not have the same sort of first- hand international experience by virtue of the fact that they haven’t traveled as much, what is not lacking anymore is creativity. I think that that has changed enormously.


Q&A with Andrew Currie Chairman & Creative Director at OUT-2 Design

Thực hiện bởi Michael Tatarski


Với hàng thập kỷ kinh nghiệm về thiết kế trên khắp thị trường thế giới, OUT-2 Design của Andrew Currie đang là đơn vị tiên phong trong việc quảng bá tư duy mới về không gian văn phòng và không gian giáo dục tại Việt Nam. [C] Việt Nam hân hạnh có buổi trò chuyện cùng ông về giải pháp thiết kế toàn diện của OUT-2 Design cũng như về tương lai của thiết kế bền vững và sáng tạo tại Việt Nam.


Theo ông, nhu cầu thiết kế của khách hàng đã và đang thay đổi như thế nào?


Trước đây, chúng tôi chuyên thiết kế văn phòng làm việc cho các công ty. Tôi từng có ý định mở một công ty tại châu Á chuyên cung cấp quy trình thiết kế hoàn chỉnh từ khâu nghiên cứu đến khi bàn giao dự án. Sau khoảng sáu tháng làm việc tại Việt Nam, tôi nhận được lời đề nghị từ Unilever để xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường kinh doanh tại Việt Nam, sau đó nhận nhiệm vụ thiết kế tòa nhà trụ sở của Unilever Việt Nam.


Lúc đó, phong cách kiến trúc hiện đại chưa thực sự thịnh hành trên thị trường. Chúng tôi đã thực hiện một số dự án, nhưng chúng mang nhiều hơi hướng của phong cách quốc tế.


Rồi khoảng 10 năm trước, chúng tôi bắt đầu thấy có sự thay đổi trong lĩnh vực thiết kế văn phòng, ngày càng có nhiều khách hàng muốn (và cần) sửa sang văn phòng. Khi chúng tôi mới bắt đầu, văn phòng 200m2 khá phổ biến; nhưng từ lúc Việt Nam mở cửa, diện tích văn phòng từ 200m2 trở thành 500m2, và 500m2 trở thành 1000m2. Rồi khi thị trường thiết kế văn phòng đang mở rộng, mảng giáo dục cũng có sự đổi mới. Các nhà trường bắt đầu tìm cách để giúp học sinh hoạt động nhóm nhiều hơn khi học tập và làm sao để giải phóng học sinh khỏi chương trình giáo dục trong những lớp học tù túng.


Chúng tôi đã thực hiện nhiều dự án chiến lược cho Đại học RMIT, hệ thống trường Cognita, Trường Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (ISHCMC), hệ thống trường AIS nhằm giúp không gian trường học có thể góp phần nâng cấp chất lượng giáo dục. Các dự án thiết kế của chúng tôi cũng dần chuyển hướng sang lĩnh vực giáo dục. Trước khi tôi đến Việt Nam, chúng tôi đã nghiên cứu nhiều bước chuyển đổi, và giờ đây những bước chuyển đổi ấy được áp dụng vào lĩnh vực giáo dục một cách tự nhiên, dễ dàng.


Cho đến nay, sự thay đổi đáng chú ý ở thị trường Việt Nam chủ yếu nằm ở quy mô văn phòng. Nhưng khi kích thước văn phòng mở rộng đến một mức độ nào đó, chúng ta sẽ dần phải chú ý đến vấn đề không gian làm việc sáng tạo.


Trang web của ông có đề cập đến ‘cách tiếp cận toàn diện’ của Out-2 Design – cụ thể thì đó là gì, thưa ông?


Chúng tôi làm việc và cung cấp các dịch vụ dựa trên việc xem thiết kế không gian như một trải nghiệm tổng thể. Giả sử chúng tôi đang thiết kế một nhà hàng, thì trải nghiệm tổng thể bắt đầu từ lúc bạn nhìn thấy nhà hàng từ xa cho đến khi dùng bữa bên trong nhà hàng. Thiết kế của không gian tham dự vào mọi phần của trải nghiệm tổng thể về nhà hàng đó.


Khi nghiên cứu cho bất kỳ dự án nào, chúng tôi đều xem xét trải nghiệm tổng thể và cố gắng tìm hiểu xem chúng tôi có thể tác động hay tạo ra sự thay đổi ở đâu. Chúng tôi tham gia từ khâu lên ý tưởng, nghiên cứu bước đầu, hiểu hoặc giúp khách hàng hiểu những gì họ muốn hoặc cần, cho đến ngày họ bắt đầu sử dụng không gian và thậm chí sau đó – đánh giá thành quả và xem xem có điều gì cần phải cải tiến nữa hay không.


Theo ông, xu hướng thiết kế bền vững ở Việt Nam sẽ đi về đâu?


Từ những ngày đầu, chúng tôi đã rất năng động trên thị trường và cố gắng giới thiệu cho cộng đồng về tính bền vững trong thiết kế không gian, và dường như bây giờ mọi người đều quan tâm đến khía cạnh này. Mọi cuộc trao đổi tôi tham gia bây giờ đều nói về tính bền vững, thậm chí có phần quá tải.


Suy cho cùng, việc tạo ra một giải pháp bền vững trong thiết kế không gian ở Việt Nam vẫn khó khăn hơn nhiều so với một số quốc gia khác – nơi các giải pháp bền vững đã được thể hiện qua tiêu chuẩn xây dựng, v.v.


Ở Úc hoặc Singapore, các tiêu chuẩn bền vững đã được yêu cầu rõ trong lĩnh vực xây dựng trong 10 năm qua, vì vậy chỉ cần bạn tuân thủ quy định xây dựng, bạn đã đặt chân trên con đường thiết kế và xây dựng bền vững.


Việt Nam vẫn còn đang cách rất xa tiêu chuẩn về tính bền vững và chưa có sự hỗ trợ của Chính phủ để làm nền móng, ngay cả về tiêu chuẩn xây dựng. Mọi thứ đang đi đúng hướng, nhưng cần sự thúc đẩy từ các quy định pháp luật hoặc thứ gì đó để đưa chúng ta vượt qua giới hạn. Hiện tại, việc theo đuổi tính bền vững được giao cho các công ty đang muốn thúc đẩy mục tiêu này, ví dụ như công ty chúng tôi; và khách hàng đang phải tốn kém hơn vì sẽ cần rất nhiều người tham gia để hoàn thành mục tiêu. Nếu có thêm các quy định chặt chẽ hơn, khách hàng của chúng tôi sẽ bớt tốn kém hơn một chút.


Triết lý thiết kế của ông có thay đổi theo thời gian không?


Về mặt nguyên tắc và triết lý thiết kế thì câu trả lời là không hẳn. Tôi lớn lên tại Châu Á, cụ thể là Singapore, và tôi đã làm việc ở Indonesia, Philippines và nhiều nơi khác – đều là những môi trường luôn có nhiều biến động, thay đổi. Kinh nghiệm đã cho tôi niềm tin rằng việc thiết kế không gian có thể tạo nên tác động lớn. Những nhà thiết kế như tôi và công ty của chúng tôi tự tin đủ năng lực để tiên phong trong những môi trường chưa có nhiều trải nghiệm đa dạng về thiết kế không gian (mà chúng tôi thì đã có kinh nghiệm sẵn từ trước). Chúng tôi tin rằng thiết kế có thể tạo ra những thay đổi tích cực, và nhà thiết kế là người gánh vác sứ mệnh đó.


Dù vậy, thị trường Việt Nam lại rất khác. Thế hệ trẻ ở đây có thể chưa có cơ hội trực tiếp trải nghiệm môi trường quốc tế do họ chưa đi du lịch nhiều, nhưng sức sáng tạo ở đây thì không hề thiếu. Sức sáng tạo tiềm ẩn của các kiến trúc sư, nhà thiết kế Việt Nam ngày càng được phát triển mạnh mẽ. Họ cũng được phép thể hiện sự sáng tạo và biến nó thành hiện thực, và điều đó tạo nên nét đặc trưng của kiến trúc và thiết kế Việt Nam.

Never miss an update about our events and articles
Tim Burrill
Membership Manager & Executive Assistant
If you would like to learn more about our events and membership, or have other questions, don’t hesitate to reach out to me.